Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không? Mức thuế là...

Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không? Mức thuế là bao nhiêu?

8761

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây, trong đó bán hàng Shopee là nền tảng phổ biến. Hiện tại, Chính phủ và Tổng cục Thuế đang thực hiện rà soát việc truy thu thuế Shopee. Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không, mức thuế bao nhiêu là thắc mắc của nhiều chủ shop. Hãy cùng MISA eShop tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Tình hình thực tế về truy thu thuế Shopee

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc kinh doanh bán lẻ hàng hóa trên mọi hình thức phải nộp thuế giá trị gia tăng 1%, thu nhập cá nhân 0,5% trên tổng doanh thu từ 100 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, nhiều người bán sai lầm khi nghĩ rằng chỉ bán trên các sàn như Shopee mà không có cửa hàng thì không cần nộp thuế. Điều này đã dẫn đến việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế và chỉ khi nhận được thông báo truy thu thuế Shopee từ cơ quan thuế thì mới bắt đầu lo lắng và hoang mang.

Thực trạng truy thu thuế bán hàng Shopee
Thực trạng truy thu thuế khi bán hàng trên Shopee

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, yêu cầu người bán trên sàn thương mại điện tử tuân thủ nghĩa vụ thuế và chủ sàn phải hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc điều tra hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, hầu hết người bán không nộp thuế là do người mua hàng online thường không yêu cầu xuất hóa đơn. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cho rằng cơ quan thuế không có thông tin về doanh thu của họ, do đó không thực hiện kê khai và nộp thuế.

Có thể thấy, thị trường bán hàng online đang chứng kiến sự bùng nổ với sự gia tăng mạnh mẽ của các cửa hàng và sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng và gia tăng doanh số.

Để giúp bạn vượt qua những thách thức này, MISA eShop tặng bạn Ebook Bí quyết bán hàng nghìn đơn trên Shopee, cung cấp các chiến lược và phương pháp đã được chứng minh, giúp bạn tăng cường khả năng bán hàng. TẢI MIỄN PHÍ!

Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không

2. Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không? 

Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân. Là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo thông tin đã kê khai thuế. Các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, cá nhân tổ chức tự kê khai và chịu trách nhiệm với kê khai của mình. Vậy bán hàng Shopee có phải đóng thuế không?

Câu trả lời là có, việc đóng/nộp thuế áp dụng với tất cả các hình thức kinh doanh, kể cả bán hàng trên sàn điện tử Shopee. Trong đó, khi bán hàng trên Shopee ngoài nộp thuế theo luật thì người bán còn phải nộp một số khoản phí dịch vụ cho sàn cam.

Cá nhân/Tổ chức hoạt động hợp pháp trên sàn TMĐT ở các loại hình kinh doanh như Công ty, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh. Với mỗi loại hình kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm và hưởng quyền lợi tương ứng theo thông tin kê khai như sau:

Tiêu chí
Công ty
Hộ kinh doanh
Cá nhân kinh doanh
a. Đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Không
b. Đăng ký thuế
Mã số thuế công ty
Mã số thuế cá nhân kinh doanh
Mã số thuế cá nhân kinh doanh
c. Đối tượng chịu & nộp thuế
Công ty
Cá nhân chủ hộ/đại diện hộ kinh doanh
Cá nhân
d. Thuế áp dụng và thuế suất
d.1. Lệ phí Môn bài
1.000.000 – 2.000.000 – 3.000.000 đồng/năm
Tùy theo mức vốn đăng ký kinh doanh
300.000 – 500.000 – 1.000.000/năm
Theo mức doanh thu tính thuế TNCN của năm trước liền kề
d.2. Thuế áp dụng (*)
GTGT: 5% – 10% (tùy vào mặt hàng kinh doanh);
TNDN = 20% (doanh thu – chi phí hợp lệ)
 Tùy vào hoạt động kinh doanh:
– Phân phối, bán hàng hóa: GTGT 1%; TNCN 0.5%;
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa: GTGT 3%, TNCN 1.5%
e. Nộp thuế
Khi phát sinh thuế GTGT và TNDN phải nộp
(Không có ngưỡng tối thiểu)
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
f. Hình thức và định kỳ kê khai
Kê khai định kỳ tháng/ quý
Tùy vào phương thức kê khai được áp dụng:
– Phương pháp kê khai: tháng/quý
– Phương pháp khoán: năm;
– Phương pháp kê khai theo lần phát sinh: theo lần phát sinh
g. Xuất hóa đơn
Bắt buộc
–  Phương pháp kê khai: bắt buộc;
– Phương pháp khác: khi người mua yêu cầu
h. Phạt hành chính (NĐ125/2020/NĐ-CP)
Chậm đăng ký thuế: từ 1 triệu – 10 triệu đồng (tùy theo độ trễ của thủ tục đăng ký);
– Khai sai KHÔNG dẫn đến thiếu thuế: 500.000 đồng đến 8 triệu đồng
– Chậm khai thuế: 2 triệu – 25 triệu (tùy theo độ trễ của tờ khai);
– Khai sai dẫn đến thiếu thuế: 20% số tiền thuế thiếu
– Trốn thuế: 1 đến 3 lần số thuế trốn
– Chậm đăng ký thuế: từ 500,000 đồng – 5 triệu đồng (tùy theo độ trễ của thủ tục đăng ký);
– Khai sai KHÔNG dẫn đến thiếu thuế: 250.000 đồng đến 4 triệu đồng
– Chậm khai thuế: 1 triệu – 12.5 triệu đồng (tùy theo độ trễ của tờ khai);
– Khai sai dẫn đến thiếu thuế: 20% số tiền thuế thiếu
– Trốn thuế: 1 đến 3 lần số thuế trốn

Trong đó việc kê khai thuế, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, công ty thực hiện tại Chi cục thuế địa phương hoặc online. Có 3 phương pháp kê khai thuế đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh:

  • Phương pháp kê khai
  • Phương pháp khoán
  • Phương pháp theo từng lần phát sinh
Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không? 
Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không?

Đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh thường xuyên, phương pháp khoán và phương pháp kê khai là 2 phương pháp kê khai phổ biến theo thứ tự ưu tiên áp dụng.

PP kê khai
PP khoán
PP theo từng lần phát sinh
Đối tượng áp dụng
– HKD, cá nhân KD quy mô lớn;
– HKD, cá nhân KD chọn nộp thuế theo PP kê khai
Các trường hợp còn lại
Cá nhân KD không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định, gồm:
Cá nhân kinh doanh lưu động
Kỳ kê khai
Theo tháng/ quý
Theo năm
Theo lần phát sinh
(Khi phát sinh doanh thu chịu thuế)
Thời hạn nộp thuế
Hàng tháng/ quý
Hàng tháng/quý
(theo thông báo nộp thuế)
Theo lần phát sinh
Chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ
Phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ
Không phải thực hiện chế độ kế toán.
Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho Cơ Quan Thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh
Không bắt buộc thực hiện chế độ kế toán.
Nhưng phải thực hiện lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.
Hóa đơn khi bán hàng
Phải sử dụng Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.
Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

*Lưu ý: Trên đây là các phương pháp khai thuế áp dụng đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, các Cơ quan thuế địa phương có thể có hướng dẫn và áp dụng đặc thù. Vì vậy, nhà bán hàng cần trao đổi với Cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn về phương pháp kê khai phù hợp.

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

3. Mức thuế và phí khi bán hàng trên Shopee là bao nhiêu? 

3.1. Lệ phí môn bài

Căn cứ theo mức doanh thu hàng năm:

Doanh thu hàng năm
Lệ phí môn bài
Từ 100 triệu đồng trở xuống
Miễn lệ phí môn bài
Từ trên 100 – 300 triệu đồng
300.000 đồng
Từ trên 300 – 500 triệu đồng
500.000 đồng
Trên 500 triệu đồng
1.000.000 đồng

3.2. Thuế GTGT và thuế TNCN

Tùy theo loại hoạt động kinh doanh, thuế suất GTGT và thuế suất TNCN sẽ được áp dụng tương ứng như sau:

Loại hoạt động kinh doanh
GTGT
TNCN
Phân phối, bán hàng hoá
1%
0.5%
Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hoá
3%
1.5%
Các hoạt động khác
Tham khảo phụ lục Thông tư 40/2021/TT-BTC

*Lưu ý:

  • Nhà bán hàng cần trao đổi với Cơ Quan Thuế địa phương để được hướng dẫn về cách xác định ngành nghề hoạt động để áp dụng mức thuế suất phù hợp.
  • Nhà bán hàng hoạt động đồng thời trên nhiều ngành nghề cần phân tách được doanh thu kinh doanh theo từng ngành nghề để áp dụng mức thuế suất tương ứng từng ngành nghề.
  • Nhà bán hàng cần theo dõi các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế (nếu có) được áp dụng trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo quyền lợi nộp thuế của mình.

3.3. Phí bán hàng trên Shopee 

Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee, bạn cần nộp các khoản phí sau:

  • Phí thanh toán: Shopee áp dụng mức phí thanh toán cho tất cả người bán trên Shopee là 4% (bao gồm VAT). Phí thanh toán được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua cho mỗi đơn hàng, bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển.
  • Phí cố định: Với tất cả người bán không thuộc Shopee Mall sẽ phải nộp mức phí cố định là 3% (bao gồm VAT) cho mỗi đơn hàng thành công.

Nhằm giúp các chủ shop tính giá nhập và giá bán trên sàn thương mại điện tử thuận lợi, đảm bảo lợi nhuận, MISA eShop gửi tặng File Excel tính giá và phí sàn TMĐT (thay số dùng được ngay) kèm theo danh sách các loại phí trên sàn Shopee. TẢI NGAY!

 

4. Các chế tài phạt hành chính & lãi chậm nộp về thuế và hóa đơn

4.1. Xét đối tượng vi phạm

  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế và trốn thuế (*).
  • Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

4.2. Phạt hành chính áp dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh

  1. Chậm đăng ký thuế: từ 0.5 triệu – 5 triệu đồng tùy theo độ trễ của thủ tục đăng ký;
  2. Khai sai KHÔNG dẫn đến thiếu thuế: 250.000 đến 4 triệu đồng
  3. Chậm khai thuế: 1 triệu – 12.5 triệu tùy theo độ trễ của tờ khai;
  4. Khai sai dẫn đến thiếu thuế: 20% số tiền thuế thiếu
  5. Trốn thuế (**): 1 đến 3 lần số thuế trốn
Hành vi vi phạm
Mức phạt hành chính
Chậm Đăng ký Thuế
Từ 0.5 triệu – 5 triệu đồng tùy theo độ trễ của thủ tục đăng ký
Khai sai nhưng KHÔNG dẫn đến thiếu thuế
250.000 đến 4 triệu đồng
Chậm Khai Thuế
1 triệu – 12.5 triệu tùy theo độ trễ của tờ khai
Khai sai dẫn đến thiếu Thuế
20% số tiền thuế thiếu
Trốn Thuế (**)
1 đến 3 lần tổng số tiền thuế thiếu

(*) Mức phạt hành chính quy định tại NĐ125/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức (công ty), gấp 2 lần đối với cá nhân, hộ kinh doanh.

(**) Hành vi trốn thuế là 1 trong các hành vi sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế hoặc nộp sau 90 ngày so với hạn nộp
  • Không lập hóa đơn khi bán hàng, dịch vụ theo quy định
  • Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp

Đồng thời với việc áp đặt các khoản phạt nêu trên, Cơ Quan Thuế vẫn sẽ yêu cầu nhà bán hàng phải thực hiện các Biện pháp khắc phục như sau:

  • Buộc nộp đủ số thuế
  • Buộc nộp bổ sung thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế và cung cấp thông tin liên quan
  • Buộc lập hóa đơn theo quy định
phạt hành chính đối với cá nhân
Phạt hành chính đối với cá nhân, hộ kinh doanh

4.3. Lãi chậm nộp thuế

Theo quy định, khi doanh nghiệp nộp chậm thuế, sẽ phải chịu lãi phạt với mức 0.03% mỗi ngày tính trên số tiền thuế còn thiếu. Điều này có thể dẫn đến khoản tiền phạt lớn nếu kéo dài thời gian chậm nộp, gây ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh. Vì vậy, người bán hàng cần chú ý quản lý và nộp thuế đúng hạn để tránh các chi phí phát sinh không cần thiết.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1. Xóa tài khoản ngân hàng có tránh được nghĩa vụ thuế hay không? 

Việc bán hàng trực tuyến đều phải tuân thủ các quy định về thuế. Nhà bán hàng xóa/bị khóa tài khoản hoạt động trên sàn TMĐT không giúp tránh được nghĩa vụ thuế trong quá khứ.

Trong nhiều trường hợp, Cơ Quan Thuế có thể theo đuổi việc truy thu thuế từ nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm nhưng không hạn chế từ các sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển, ngân hàng thương mại/ trung gian thanh toán,… đồng thời áp đặt các khoản phạt và biện pháp cưỡng chế khác.

5.2. Tôi có nhiều tài khoản/nhiều gian hàng trên Shopee có cần khai thuế đối với doanh thu bán hàng của tất cả các tài khoản đã và đang có hay không? 

Theo quy định thuế, người nộp thuế nói chung có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Nhà bán hàng cần cân nhắc cẩn trọng khi thực hiện kê khai ước tính doanh thu khoán (theo phương pháp khoán) hoặc doanh thu thực tế phát sinh (theo phương pháp kê khai) .

Trong nhiều trường hợp, Cơ quan Thuế có thể theo đuổi việc truy thu thuế từ nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm nhưng không hạn chế từ các sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển, ngân hàng thương mại/ trung gian thanh toán,… để đối chiếu kiểm tra dữ liệu tự kê khai của Người Bán Hàng. Trong trường hợp phát sinh chênh lệch, Cơ Quan Thuế có thể áp đặt các khoản phạt và biện pháp cưỡng chế khác theo quy định pháp luật.

bán hàng online có phải đóng thuế không
Có cần khai thuế đối với doanh thu bán hàng của tất cả các tài khoản đã và đang có hay không?

5.3. Tôi có thể sử dụng thông tin thuế của người thân để kê khai thuế không? 

Việc sử dụng thông tin cá nhân của người khác/ người thân để kê khai, nộp thuế có thể gây ra nhiều vấn đề pháp lý và tài chính. Và việc này thường được xem là vi phạm pháp luật.

Về nguyên tắc, mỗi cá nhân là người thụ hưởng của khoản doanh thu kinh doanh cần tự chịu trách nhiệm về thuế và hóa đơn đối với hoạt động của mình.

Dưới đây là một số lý do bạn không nên sử dụng thông tin người thân để kê khai thuế:

  • Về mặt pháp lý: Việc sử dụng thông tin cá nhân của người khác có thể bị xem là vi phạm về quyền riêng tư và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nếu bị phát hiện;
  • Về nghĩa vụ thuế cá nhân: Mỗi người có nghĩa vụ thuế cá nhân của mình, việc sử dụng thông tin người khác để kê khai thuế có thể gây nhầm lẫn trong việc xác định nghĩa vụ thuế thực sự của của từng người;
  • Về chế tài xử phạt: Cơ Quan Thuế có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các nguồn thông tin khác nhau để đối chiếu, kiểm tra và truy vấn đối tượng chịu thuế thực sự đối với nghĩa vụ thuế. Nếu bị phát hiện, nhà bán hàng (đối tượng chịu thuế thực sự đối với nghĩa vụ thuế) có thể bị áp đặt các chế tài phạt nặng như trốn thuế.

5.4. Tôi thay đổi địa chỉ kinh doanh sang quận/tỉnh khác nơi đã đăng ký thì tôi cần làm thủ tục gì với thuế và với sàn TMĐT?

Trong trường hợp thay đổi địa chỉ kinh doanh sang quận/ huyện/ thị xã, thành phố/ tỉnh khác, bạn cần:

Thứ nhất, đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh sang quận, huyện, thị xã, thành phố, tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi đăng ký ban đầu.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi bản sao hồ sơ đến Cơ Quan Thuế quản lý nơi hộ kinh doanh đang đặt trụ sở để Cơ Quan Thuế có ý kiến bằng văn bản về việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định.

thay đổi địa chỉ bán hàng online có cần phải nộp thuế không
Thay đổi địa chỉ kinh doanh sang quận/tỉnh khác nơi đã đăng ký cần làm thủ tục gì với thuế và với sàn TMĐT?

Cơ Quan Thuế sẽ phản hồi bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

  • Trường hợp hộ kinh doanh đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh và gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ Quan Thuế nơi hộ kinh doanh mới chuyển đến để Cơ Quan Thuế cập nhật thông tin vào hệ thống.
  • Trường hợp hộ kinh doanh chưa hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong đó đề nghị hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ thuế trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở.

Thứ hai, cập nhật thông tin mới trên hệ thống quản lý của sàn TMĐT. Việc cập nhật thông tin sẽ giúp cơ quan thuế nắm rõ địa chỉ kinh doanh hiện tại, xác định chính xác nghĩa vụ thuế mà người bán phải thực hiện. Từ đó, kịp thời giúp người bán tránh được những rắc rối pháp lý liên quan đến sai lệch thông tin và đảm bảo quy trình kê khai, nộp thuế diễn ra suôn sẻ.

Để giải quyết vấn đề này, phần mềm MISA eShop đã tích hợp chức năng đồng bộ dữ liệu bán hàng với phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử và quản lý doanh thu minh bạch, giúp người bán dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế một cách chính xác và nhanh chóng.

Ngoài ra, người bán không chỉ được hỗ trợ quản lý bán hàng toàn diện mà còn tận hưởng sự linh hoạt trong khâu vận chuyển nhờ tích hợp với nhiều đối tác lớn như GHN, GHTK, VNPost, ViettelPost, Ahamove, và J&T Express…

Nhờ vào mạng lưới đối tác vận chuyển đa dạng, MISA eShop sẽ tối ưu quy trình từ quản lý đơn hàng đến giao hàng, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và cải thiện hiệu suất kinh doanh.

Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng thời trang

6. Tạm kết

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi cá nhân/tổ chức khi có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, bao gồm cả bán hàng online trên Shopee đều có nghĩa vụ đóng thuế. Mức thuế cần nộp cũng sẽ phụ thuộc vào loại thuế, doanh thu và hình thức kinh doanh. Hy vọng với bài viết trên, nhà bàn hàng đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Bán hàng online Shopee có phải đóng thuế không?” và nắm được mức thuế suất mô hình kinh doanh của mình.

Nắm bắt chính xác doanh thu – chi phí – lợi nhuận trên sàn Shopee và các kênh bán hàng khách để hạch toán thuế chính xác với Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop:

Dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

Bài viết liên quan
Xem tất cả