Những năm gần đây, kinh doanh quần áo may đo thời trang trở nên sôi động bởi 90% local brand hiểu rằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng. Mặt khác, người tiêu dùng nhất là Millennial hay Gen Z, càng chú trọng tính bền vững và minh bạch, ưu tiên những sản phẩm thiết kế thay vì thời trang nhanh. Mở cửa hàng may đo thời trang là cơ hội kinh doanh nhất định bạn không thể bỏ lỡ!
1. Đánh giá tiềm năng kinh doanh mở cửa hàng may đo thời trang
Ngành kinh doanh may đo thời trang đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Trong đó, ngành dệt may chiếm từ 12 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Mặt khác, các công ty thời trang nhanh đang áp dụng công nghệ tiên tiến như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), trí tuệ nhân tạo (AI) và in 3D để cải thiện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.
Bức tranh này cho thấy tiềm năng lớn của ngành kinh doanh may đo thời trang, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thích ứng với các xu hướng và công nghệ mới để duy trì sự cạnh tranh.
Dưới đây là những lợi thế bạn nên tận dụng để “có chỗ đứng” trong ngành:
- Nhu cầu thị trường đa dạng: Thị trường thời trang may đo tại Việt Nam luôn cần sự đa dạng về chất liệu, màu sắc và hoa văn để phục vụ nhu cầu khác nhau từ may mặc cá nhân đến sản xuất thời trang.
- Sự phổ biến của trào lưu DIY, may thủ công tạo ra nhu cầu tìm mua vải thời trang may mặc, đặc biệt trong Cộng đồng những người yêu thích may vá.
- Thị trường mục tiêu rộng lớn: Bạn có thể hướng đến nhiều đối tượng khách hàng từ những người học may, nhà thiết kế thời trang cho đến các xưởng sản xuất quần áo.
- Các kênh mua sắm trực tuyến nở rộng: Việc mở rộng kinh doanh trực tuyến thông qua nền trảng e-commerce có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng lớn hơn.
- Khả năng tùy biến cao: Cửa hàng thời trang thiết kế linh hoạt thay đổi sản phẩm theo mùa, theo xu hướng mới hoặc theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
- Phát triển bền vững: Cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường, có tính bền vững thu hút một lượng lớn khách hàng có ý thức về môi trường.
Để thành công, bạn cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hiểu về thị trường và khách hàng mục tiêu cũng như chiến lược marketing sáng tạo để thu hút giữ chân khách hàng.
2. Mở cửa hàng may đo thời trang cần bao nhiêu vốn?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm khi kinh doanh khởi nghiệp. Trên thực tế, không có quy định hay yêu cầu cụ thể về mức vốn tối thiểu hay tối đa khi đăng ký kinh doanh. Do đó tùy thuộc vào quy mô và vị trí, bạn sẽ chuẩn bị vốn theo khả năng kinh tế/điều kiện tài chính cá nhân.
Dưới đây là một số khoản chi phí cố định cần chuẩn bị khi mở cửa hàng vải:
Chi phí thuê mặt bằng | Giá thuê sẽ dao động tùy thuộc vào khu vực và diện tích:
|
Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng |
|
Chi phí máy móc và thiết bị |
|
Chi phí nguyên liệu |
|
Chi phí nhân sự |
|
Chi phí quảng cáo |
|
Chi phí vận hành |
|
Chi phí khác |
|
Với những chi phí trên đây thì để mở cửa hàng vải thành công, bạn sẽ cần chuẩn bị tối thiểu 100 – 200 triệu đối với các cửa hàng bán vải tầm trung. Nếu mở cửa hàng bán vải thời trang cao cấp, vốn đầu tư lên tới tiền tỷ. Tuy nhiên, số vốn này chỉ là ước lượng ban đầu và có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể hoặc phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các chi phí khác như:
- Phí đăng ký kinh doanh: Theo quy định của luật pháp
- Chi phí quảng cáo: Để thu hút khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội ,website
- Chi phí quản lý: Bao gồm phần mềm quản lý bán hàng, nhân viên
*Lưu ý: Việc lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và hiểu rõ thị trường là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi nhuận.
MISA eShop tặng miễn phí file excel dự toán mở cửa hàng, bạn có thể tải về, nhân bản và lên kế hoạch ngân sách cho cửa hàng riêng của mình tại đây:
3. Quy trình mở cửa hàng vải hướng dẫn chi tiết
3.1. Xác định đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu
Xây dựng chân dung khách hàng càng chi tiết càng có cơ hội tiếp cận và dễ thuyết phục họ mua hàng. Để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và mặt hàng vải phù hợp, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Xác định đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập và sở thích mua sắm.
- Nghiên cứu thị trường: Sử dụng các công cụ như Google Trend hoặc tham gia các hội nhóm Facebook, Zalo để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng.
- Phân khúc khách hàng: Chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách hàng có đặc điểm và hành vi mua sắm tương tự nhau.
- Phân tích sản phẩm: Đánh giá các mặt hàng vải hiện có và xác định loại vải nào phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu.
- Thử nghiệm và điều chỉnh: Dựa trên phản hồi, thử nghiệm các mẫu vải khác nhau (chất liệu, màu sắc) sẽ có những điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Có rất nhiều loại vải được sử dụng trong ngành may mặc, mỗi loại sẽ có những đặc tính và tính ứng dụng riêng. Dưới đây là một số loại vải phổ biến:
Vải cotton | Được làm từ sợi bông tự nhiên, vải cotton có độ thoáng mát cao và khả năng hút ẩm tốt, thích hợp cho mọi lứa tuổi |
Vải polyester (PE) | Là loại vải tổng hợp có độ bền cao, chống co giãn và nhăn, thường được sử dụng để may balo, túi xách và quần áo |
Vải kaki | Thường đặc làm từ sợi cotton đan chéo hoặc pha trộn với sợi tổng hợp, vải kaki bền và có độ đứng dáng |
Vải jeans | Được dệt từ sợi cotton, vải jeans có đặc tính bền và thích hợp cho quần áo casual |
Vải len | Sợi len tự nhiên hoặc tổng hợp, thường được sử dụng để sản xuất quần áo giữ ấm |
Vải lụa | Vải mềm mại và mượt mà, thường được sử dụng trong may mặc cao cấp |
Vải canvas (Vải bố) | Vải dày và chắc chắn, thường được sử dụng để may túi xách và giày dép |
Vải voan (chiffon) | Vải nhẹ và trong suốt, thích hợp cho trang phục dạ hội và váy cưới |
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng, bạn có thể lựa chọn loại vải phù hợp để cung cấp cho cửa hàng của mình.
3.2. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín và chất lượng
Chọn lựa nhà cung cấp nguồn hàng uy tín là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của cửa hàng vải thời trang của bạn. Do đó khi chọn nguồn vải, xưởng in cần lưu ý các yếu tố sau:
- Đa dạng nguồn cung cấp: Không nên phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất, nên hợp tác với nhiều nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng ổn định và đa dạng.
- Công nghệ in vải hiện đại, kỹ thuật cao: Đối với các xưởng nhận in ấn vải khổ lớn, nhỏ, sỉ, lẻ thì chủ yếu áp dụng in truyền thống, khó đảm bảo yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng của đơn hàng ngày càng lớn của thị trường.
- Giá thành và chi phí in vải hợp lý với thị trường chung: Giá thành in vải là yếu tố rất quan trọng được quan tâm trước khi lựa chọn cơ sở in. Liệt kê các khoản phí phải trả và so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp để chọn được mức giá tốt nhất.
- Cung cấp dịch vụ in vải chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín: Quy trình chăm sóc, tư vấn khách hàng và thực hiện hợp đồng phải uy tín và đúng tiến độ. Sau khi sản phẩm hoàn thành cần kiểm tra tiêu chuẩn về màu sắc, độ bền.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 địa chỉ nhập phụ liệu may mặc uy tín nhất
3.3. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Khi lựa chọn mặt bằng để mở cửa hàng vải vóc nên chú ý những yếu tố sau để đảm bảo sự thuận lợi và khả năng thu hút khách hàng:
- Vị trí địa lý: Địa điểm dễ dàng tiếp cận, có lượng người qua lại đông đúc và gần các khu vực mua sắm sôi động.
- Dân cư xung quanh: Ưu tiên những khu vực có dân cư đông đúc, nơi có nhu cầu mua sắm cao và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Chỗ để xe: Đảm bảo có chỗ để xe thuận tiện cho khách hàng, điều này tạo ấn tượng tốt và thu hút khách hàng ghé thăm.
- Cơ sở hạ tầng: Mặt bằng cần có cơ sở hạ tầng tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như ngập nước hay thấm nước khi mưa lớn.
- Diện tích phù hợp: Chọn mặt bằng có diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, đủ rộng để trưng bày sản phẩm và thoải mái cho khách lựa chọn sản phẩm.
- Giá thuê hợp lý: Cân nhắc giá thuê mặt bằng sao cho phù hợp với ngân sách và không ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Như MISA eShop phân tích ở trên, ở vị trí trung tâm thì giá thuê sẽ đắt hơn, còn nếu cửa hàng ở quê/thị trấn thì giá rẻ hơn và có thể tận dụng không gian sẵn có để kinh doanh tiết kiệm chi phí.
- Phù hợp với mục tiêu kinh doanh: Ví dụ như muốn hướng tới đối tượng khách hàng là sinh thì mở cửa hàng gần các trường học.
3.4. Thiết kế và trang trí cửa hàng vải
Sau khi đã chọn được mặt bằng, cần định hướng phóng cách thiết kế và trang trí cửa hàng để thu hút khách hàng, định hướng thương hiệu. Một số phong cách như hiện đại, cổ điển, vintage, bohemian… Sử dụng màu sắc và ánh sáng phù hợp để tạo không gian ấm cúng, dễ chịu.
Thiết kế các kệ trưng bày sao cho thuận tiện cho việc xem trực tiếp các mẫu vải. Sử dụng thêm mannequin hoặc bảng mẫu để trưng bày sản phẩm. Một số cửa hàng hiện đại có sử dụng màn hình cảm ứng hoặc tablet để khách hàng xem được các mẫu vải và thiết kế một cách dễ dàng.
Để tạo điểm nhấn cho cửa hàng nên có gương, kính lớn để phản chiếu ánh sáng giúp cửa hàng sáng sủa và tạo cảm giác không gian rộng hơn. Kết hợp thêm cây xanh hoặc tranh ảnh nghệ thuật để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thiết kế khu vực thanh toán gọn gàng, chuyên nghiệp và có đủ không gian để khách hàng cảm thấy thoải mái khi thanh toán.
3.5. Lựa chọn phần mềm và thiết bị bán hàng vải thời trang phù hợp
Kinh doanh cửa hàng vải thời trang có thể gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý kho, hàng hóa, đơn hàng. Xu hướng thời trang thay đổi liên tục, việc nhập hàng đa dạng mẫu mã nhưng số lượng không nhiều cùng một lúc có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát số lượng hàng hóa, dẫn đến tình trạng thiếu hàng hoặc mất hàng.
Hàng tồn kho có thể nhanh chóng lỗi mốt và khó bán, đặc biệt khi mùa thời trang mới bắt đầu. Việc quản lý hàng hóa không chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng thất thoát.
Mặt khác, nếu cửa hàng vải quy mô lớn có nhân viên bán hàng làm theo ca khi khối lượng công việc tăng lên, việc quản lý nhân viên theo ca có thể gặp khó khăn.
Để giải quyết những khó khăn trên, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiện đại là giải pháp hữu ích giúp tự động hóa và tối ưu quy trình quản lý. Trong đó phần mềm quản lý cửa hàng vải MISA eShop giúp quản lý doanh thu, chi phí, xuất nhập tồn kho và đơn hàng chặt chẽ. Các nghiệp vụ bán hàng tính tiền in bill được thực hiện đơn giản và chuyên nghiệp khi liên kết với các thiết bị như máy quét mã vạch, máy POS, máy in hóa đơn.
Một số tính năng nổi bật của MISA eShop giúp vận hành kinh doanh tiệm vải may đo khoa học – chuẩn chỉnh hơn:
- Quản lý hàng hóa khoa học: Hàng hoá được sắp xếp vào hệ thống kho và được mã hóa thành QR code giúp cho việc kiểm kê, bán hàng thực hiện nhanh chóng và chính xác. Tích hợp với máy quét mã vạch việc kiểm kho nhanh và theo kịp thời bổ sung hàng hóa.
- Theo dõi số lượng tồn kho từng mặt hàng, kiểm kho thuận tiện, cảnh báo các mặt hàng sắp hết để nhập hàng kịp thời.
- Liên kết với Facebook, Zalo Shop, Shopee, TikTok Shop, Lazada… cho phép quản lý bán hàng không chỉ tại cửa hàng mà còn trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội giúp mở rộng kênh tiếp cận khách hàng.
- Hệ thống báo cáo doanh thu và lợi nhuận tự động, chủ doanh nghiệp xem báo cáo mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị. Nắm bắt được tình hình kinh doanh một cách nhanh chóng.
Phần mềm quản lý MISA eShop được thiết kế đáp ứng nhu cầu của quản lý cửa hàng vải thời trang từ việc quản lý sản phẩm đến việc tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Đăng ký dùng thử MISA eShop ngay hôm nay!
4. Một số mẫu content quảng cáo cửa hàng vải may đo thời trang
Xu hướng người dùng tìm mua vải may đo thời trang trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok… ngày càng phổ biến. Do đó, bạn nên phát triển kênh bán hàng online, thường xuyên cập nhật hoạt động, đầu tư hình ảnh đẹp chắc chắn sẽ dễ thu hút khách hàng.
Dưới đây, MISA eShop chia sẻ một số mẫu content quảng cáo sản phẩm và cửa hàng vải:
- Mẫu content đề cập đến chất lượng vải
“Khám phá bộ sưu tập vải mới nhất tại [Tên Cửa Hàng]! Với chất liệu cao cấp và mẫu mã đa dạng, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn những tấm vải không chỉ đẹp mắt mà còn bền bỉ qua thời gian. Ghé qua cửa hàng của chúng tôi để trải nghiệm sự khác biệt!”
- Mẫu content tập trung vào mẫu mã sản phẩm
“Tạo nên phong cách riêng với vải thời trang từ [Tên Cửa Hàng]! Mỗi mẫu vải là một tác phẩm nghệ thuật, sẵn sàng biến mọi ý tưởng thiết kế của bạn thành hiện thực. Đừng bỏ lỡ cơ hội để nổi bật trong mọi dịp!”
- Mẫu content kích thích mua sắm
“Chỉ trong tuần này! Mua 2 mét vải bất kỳ tại [Tên Cửa Hàng] và nhận ngay 10% giảm giá cho lần mua tiếp theo. Đến ngay để chọn cho mình những mẫu vải ưng ý nhất!”
- Mẫu content mô tả cảm giác khi sử dụng sản phẩm
“Cảm nhận sự mềm mại và thoáng mát với vải cotton 100% từ [Tên Cửa Hàng]. Mỗi mét vải đều được chọn lọc kỹ càng để đảm bảo bạn có được trải nghiệm tốt nhất. Hãy để chúng tôi giúp bạn tận hưởng mùa hè một cách thoải mái nhất!”
- Mẫu content nhấn mạnh về xu hướng thời trang
“Bắt kịp xu hướng thời trang với vải in họa tiết mới nhất tại [Tên Cửa Hàng]! Từ họa tiết hoa nổi bật đến kẻ sọc tinh tế, chúng tôi có tất cả những gì bạn cần để làm mới tủ đồ của mình. Đừng ngần ngại, hãy là người dẫn đầu xu hướng!”
5. Tạm kết
Để mở cửa hàng vải thành công, bạn cần có kế hoạch kinh doanh chắc chắn, sự am hiểu sâu sắc về thị trường và khách hàng cũng như khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp thời trang này. Hãy nhớ rằng, mỗi mét vải bạn bán ra không chỉ là sản phẩm mà còn là phong cách mà khách hàng muốn lựa chọn. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp hoạt động kinh doanh tiệm vải may đo thời trang của bạn thành công.