Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Có nên bỏ công việc ổn định để tự kinh doanh?

Có nên bỏ công việc ổn định để tự kinh doanh?

2040
Có nên bỏ công việc ổn định để tự kinh doanh?
Có nên bỏ công việc ổn định để tự kinh doanh?
Không ít người thành công, cũng chẳng thiếu người thất bại khi từ bỏ một công việc có thu nhập ổn định hàng tháng sang hướng TỰ KINH DOANH. Tôi làm thuê cho tôi, tôi làm chủ sự nghiệp của tôi, không phải nhìn sắc mặt của ai mà sống.
Bài viết này MISA eShop sẽ không đưa ra lời khuyên cho bạn về việc Nên hay Không Nên bỏ việc để khởi nghiệp. Mà sẽ đưa cho bạn cái nhìn tổng quan nhất để giúp bạn nhìn nhận vấn đề và đưa ra quyết định chính xác nhất. Giúp bạn có ý tưởng kinh doanh phù hợp nhất.

1. Bạn đã thực sự sẵn sàng để khởi nghiệp?

Chuẩn bị sẵn sàng không chỉ có vốn, có kinh nghiệm, kiến thức, mà còn là tinh thần bền bỉ không ngừng. Nhiều người làm kế toán giỏi nhưng bán hàng lại không giỏi, người bán được nhiều hàng nhưng thiếu kinh nghiệm quản lý. Tiền kiếm ra nhưng không quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả. Không ít người mở cửa hàng rồi đóng cửa vì thời gian đầu làm ăn thua lỗ.

Đừng nghĩ tự kinh doanh là dễ dàng, cũng đừng nghĩ nó quá khó khăn, hãy chuẩn bị thật tốt tinh thần và nguồn lực. Luôn suy nghĩ tích cực và sẵn sàng cho mọi khó khăn, tình huống có thể gặp phải.

Có nên bỏ công việc ổn định để tự kinh doanh?
Sẵn sàng tinh thần để khởi nghiệp

2. Biết mình đang ở đâu?

Xác định vị trí của mình đang ở và chỗ đứng mà mình muốn đạt được, không ảo tưởng về bản thân và nỗ lực hết mình thực hiện mục tiêu. Không có cái gì dễ dàng, bất cứ ai tự mình kinh doanh đều gặp phải những khó khăn, rào cản nhất định.

Trước khi tự kinh doanh, bạn cần xác định chỗ đứng của mình ở đâu. Nghĩa là bạn hiểu được mình đang ở vị trí nào? Và mục tiêu về chỗ đứng sau 1 năm, 3 năm, 5 năm kinh doanh. Hiểu được điều này, bạn sẽ có động lực phấn đấu và cố gắng hơn để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Đọc thêm:
>> Tại sao thời trang là ngành khởi nghiệp nhiều người chọn nhất?
>> Kinh nghiệm mở cửa hàng bán phụ kiện, mũ nón.

3. Tự kinh doanh là không ngại thất bại

Bạn có thể thất bại lần thứ nhất, lần thứ 2 thậm chí 3, 4. Nhưng bạn vẫn có niềm tin vào sự thành công một ngày không xa. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn học được điều gì. Và có thay đổi những sai lầm để làm tốt hơn hay không.
Rất hiếm người khởi nghiệp thành công ngay từ lần đầu tiên. Có những người đã thất bại đến hàng chục lần mới đi đến thành công như hiện tại. Một ví dụ mà bất cứ ai muốn tự kinh doanh chắc cũng đọc được đâu đó, câu chuyện của ông chủ KFC.
Tự kinh doanh và khởi nghiệp thành công
Bài học khởi nghiệp từ KFC

Câu chuyện khởi nghiệp từ KFC

“- 5 tuổi bố mất.
– 16 tuổi bỏ học.
– 17 tuổi bị đuổi việc lần thứ 4.
– 18 tuổi kết hôn.
– 18-22 tuổi, làm công nhân đường sắt và bị đuổi.
– Ông đi lính và bị đá ra ngoài không lâu sau đó.
– Ông tiếp tục nộp đơn vào trường luật nhưng bị từ chối.
– Ông đi bán bảo hiểm rồi lại thất bại.
– 19 tuổi ông được làm cha.
– 20 tuổi vợ bỏ và mang theo đứa con.
– Ông làm đầu bếp kiêm rửa chén trong một quán cà phê nhỏ.
– Ông thất bại trong ý định bắt cóc con gái, nhưng đã thành công trong việc thuyết phục vợ trở về nhà.
– 65 tuổi ông về hưu.
– Vào ngày kia ông nhận được khoản trợ cấp từ Chính phủ vỏn vẹn khoảng hơn 2 triệu đồng. (105 USD). Ông cảm thấy xấu hổ vì Chính phủ cho rằng ông không thể tự nuôi sống bản thân nên ông quyết định tự tử. Ông cảm thấy cuộc đời quá tuyệt vọng, chỉ toàn là thất bại.
– Ông ngồi dưới một cái cây định viết di chúc, nhưng thay vào đó, ông đã viết những gì mình làm được. Ông nhận ra rằng mình có thể giàu hơn, không đến mức thê thảm như bây giờ. Có một điều chắc chắn ông làm rất tốt, giỏi hơn những người khác, đó chính là nấu ăn.
– Ông quyết định dùng gần 2 triệu trong số tiền trợ cấp của chính phủ để mua bếp núc, nguyên liệu. Bắt đầu chiên những miếng gà và đem bán cho những người hàng xóm ở Kentucky. Ở tuổi 65 suýt chút nữa ông đã tự tử nhưng ở tuổi 88, Đại tá Sanders, người sáng lập của KFC trở thành một tỷ phú.”
Câu chuyện làm nên thương hiệu KFC cũng là một bài học cho thấy: CHƯA BAO GIỜ LÀ MUỘN ĐỂ BẮT ĐẦU.

4. Thật sự yêu thích và đam mê kinh doanh

Làm bất cứ công việc gì, bạn cũng cần có niềm tin, sự yêu thích và đam mê với công việc của mình.
Nếu bạn là một người dễ chán nản, không quyết tâm và yêu thích cuộc sống an nhàn, hưởng thụ. Thì tự mình kinh doanh sẽ không phù hợp với bạn.
Nếu vẫn chưa có ý tưởng để khởi nghiệp? Tham khảo những ý tưởng mà rất nhiều người lựa chọn để tự kinh doanh ngay tại Ý TƯỞNG KINH DOANH nhé!
Bài viết liên quan
Xem tất cả