Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Bán hàng online trên sàn TMĐT nên đăng ký kinh doanh hộ...

Bán hàng online trên sàn TMĐT nên đăng ký kinh doanh hộ cá thể hay công ty?

162

Khi bắt đầu con đường kinh doanh online trên sàn TMĐT, bạn đã nghĩ đến trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh chưa? Nhiều bạn gạt đi, mình kinh doanh nhỏ lẻ thì cần gì. Tuy nhiên, muốn giàu phải chơi lớn, mà chơi lớn thì nên làm theo luật. Trong trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, dù hàng hóa của bạn có đủ giấy tờ thì cũng sẽ chịu mức phạt từ 2-3 triệu với hình thức kinh doanh hộ gia đình, còn kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp từ bị phạt từ 5-7 triệu. Vậy khi bán hàng online trên sàn TMĐT, nên đăng ký kinh doanh hộ cá thể hay công ty?

Đọc thêm:
>> Những rủi ro khi bán hàng trên Shopee
>> Tặng bộ tài liệu kinh doanh trên Lazada 1000 đơn/ngày

1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp là gì?

1.1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ. Hình thức này không cần con dấu tròn pháp nhân cũng như không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Ví dụ: mở shop thời trang, cửa hàng tạp hóa, salon tóc…

1.2. Đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp còn được gọi là thành lập công ty. Đây là mô hình hoạt động phổ biến hiện nay. Cá nhân đứng ra đăng ký kinh doanh (xin giấy phép kinh doanh) và làm chủ một công ty, đại diện công ty thực hiện các giao dịch. Các giao dịch đó được xác nhận bằng con dấu tròn pháp nhân. Nếu giao dịch lấy danh nghĩa công ty thì chỉ khi đóng dấu công ty, giao dịch mới có hiệu lực.

đăng ký kinh doanh hộ cá thể

1.3. Ưu/Nhược điểm của từng loại hình kinh doanh

Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn cần đánh giá kỹ từng loại hình đăng ký. Nếu chỉ buôn bán nhỏ lẻ trên sàn thì có cần phải đăng ký doanh nghiệp không? Khi nào nên chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty, doanh nghiệp?

Dưới đây là một số tiêu chí so sánh hai mô hình kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể Doanh nghiệp
Tính pháp nhân Không
Xuất hóa đơn đỏ Không
Mô hình kinh doanh Quy mô nhỏ, <10 nhân sự Quy mô lớn, không giới hạn số lượng nhân sự
Người đại diện theo pháp luật Duy nhất 1 chủ hộ kinh doanh Có thể nhiều đại diện pháp luật
Số lượng được phép đăng ký Duy nhất 1 Công ty, doanh nghiệp không giới hạn
Địa chỉ đăng ký 1 địa chỉ chỉ đươc đăng ký 1 HKD 1 địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty
Ngành nghề kinh doanh  1-5 ngành nghề, trong đó một số ngành nghề cần giấy phép/chứng chỉ hành nghề Không giới hạn, không cần có ngay chứng chỉ hành nghề
Thủ tục thành lập, đăng ký Đơn giản, nộp trực tiếp Phức tạp hơn, một số địa phương bắt buộc nộp online
Đặt tên Không trùng trong phạm vi quận huyện Không trùng trên phạm vi toàn quốc
Thủ tục giải thể Đơn giản Phức tạp
Nghĩa vụ thuế Ít và đơn giản Nhiều và phức tạp hơn

Hộ kinh doanh đóng ít loại thuế hơn. Ví dụ như thuế khoán cố định hàng tháng do cơ quan thuế ấn định, lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm, thuế giá trị gia tăng nếu sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp mua tại cơ quan thuế…

Ví dụ: Doanh thu 1 tháng của các bạn là 500 triệu, lợi nhuận sau khi trừ hết các chi phí (Giá vốn hàng bán, chi phí cố định, chi phí sàn, chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo…) là X(còn gọi là lợi nhuận trước thuế).

Các loại thuế cần nộp đối với hộ kinh doanh cá thể bán sản phẩm vật lý bao gồm: Thuế VAT là 1%, thuế thu nhập cá nhân 0.5% tính trên DOANH THU. Tức là nếu doanh thu của các bạn là 500 triệu thì thuế bạn phải nộp là: 500tr*1,5%=7,5 triệu.

Với doanh nghiệp, ngoài thuế cơ bản như lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, thu hộ thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp còn phải đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt…

Ví dụ:

• Thuế VAT chênh lệch= Thuế VAT đầu ra-Thuế VAT đầu vào (theo pp khấu trừ)

• Thuế thu nhập doanh nghiệp= Lợi nhuận*thuế suất=X*20%=0,2X

Nhưng lập doanh nghiệp cũng có rất nhiều cái lợi, có thể xuất hóa đơn cho khách buôn là công ty (vì hóa đơn của hộ kinh doanh khi xuất cho doanh nghiệp không được khấu trừ thuế), có thể mở nhiều chi nhánh, có thể đóng bảo hiểm cho công nhân viên…Như vậy, khi nào bạn cần mở nhiều chi nhánh, số lượng nhân viên lớn thì nên cân nhắc đến việc thành lập doanh nghiệp. Chúc bạn kinh doanh thành công!